Thẩm định pháp lý đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động cấp tín dụng, giúp các tổ chức tín dụng và ngân hàng đảm bảo tính an toàn, hợp pháp, và giảm thiểu tối đa rủi ro trong các khoản cấp tín dụng. Việc thẩm định pháp lý kỹ càng là yếu tố cốt lõi để bảo vệ lợi ích và quyền lợi của các bên.
1. Nội dung thẩm định
Việc thẩm định pháp lý của Khách hàng doanh nghiệp (KHDN) sẽ được gọi gọn trong các nội dung như sau:
TT |
Khoản mục |
Diễn giải |
1 | Tên Khách hàng | Tên KH là gì ? loại hình doanh nghiệp hiện tại là gì ? |
2 | Mã số thuế/Số GCN ĐK DN | MST/GCN ĐKDN |
3 | Địa chỉ đăng ký kinh doanh | – Địa chỉ đăng ký kinh doanh ở đâu?
– Địa chỉ hoạt động thực tế của KH ở đâu ? so với địa chỉ đăng ký kinh doanh có khác hay không ? |
4 | Ngành nghề kinh doanh chính | – Ngành nghề đăng ký kinh doanh là gì ? có phù hợp với quy định pháp luật hay không ?
– Ngành nghề kinh doanh có điều kiện hay không ?, nếu có điều kiện thu thập thêm các chứng từ cần thiết. |
5 | Sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ chính | – Sản phẩm chính KHDN đang kinh doanh là gì ?
– Sản phẩm này hiện có tính khả mãi trên thị trường ? |
6 | Người đại diện pháp luật | Người đại diện pháp luật là gì ? |
7 | Chức vụ | Xác định chức vụ của người đại diện |
8 | Vốn điều lệ | Xác định được vốn điều lệ của doanh nghiệp |
2. Ý nghĩa và tầm quan trọng của việc thẩm định pháp lý KHDN
– Việc thẩm định pháp lý KHDN giúp cho TCTD và Ngân hàng có thể xác định được: KH vay là ai, tên gì ?, loại hình doanh nghiệp ? (công ty TNHH MTV, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần,…), địa chỉ hoạt động kinh doanh ? kinh doanh trong lĩnh vực nào ? sản phẩm kinh doanh là gì ? ai là người đại diện và vốn điều lệ là bao nhiêu
– Hoạt động cho vay luôn tiềm ẩn rủi ro nếu bên vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ hoặc vi phạm các điều khoản hợp đồng. Thẩm định pháp lý giúp xác định các yếu tố pháp lý có thể ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ, đặc biệt là khi có vấn đề tranh chấp xảy ra.
– Thẩm định pháp lý đảm bảo rằng hợp đồng này được soạn thảo phù hợp với quy định pháp luật, không có điều khoản trái luật hoặc gây bất lợi cho các bên tham gia.
3. Thẩm định pháp lý KHDN được tiến hành như thế nào
Việc thẩm định được tiến hành trước, trong và sau khi thực hiện cấp dụng. Và đây là việc làm nên làm đầu tiên trước khi bắt đầu tiếp cận một doanh nghiệp để cấp tín dụng.
Thẩm định pháp lý không chỉ giúp giảm thiểu rủi ro mà còn tăng cường sự minh bạch và an toàn trong hoạt động cho vay, bảo vệ cả tổ chức tín dụng và khách hàng trong quá trình thực hiện giao dịch. Các bạn nên thẩm định thật kỹ trước khi ra quyết định nhé !.
Chúc các bạn thành công.